
Chào các bạn đang trên hành trình chinh phục Chứng chỉ Đại lý Bảo hiểm! Một trong những phần kiến thức “xương sống” mà bất kỳ đại lý nào cũng cần nắm vững chính là các quy định về Hợp đồng bảo hiểm, được quy định chi tiết tại Chương II của Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022 (Luật số 08/2022/QH15).
Bài viết khá dài, hãy cùng tập trung ôn luyện kỹ lưỡng phần này để xây dựng nền tảng kiến thức vững chắc và tự tin bước vào kỳ thi nhé!
- MỤC 1 – QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
- Điều 15. Hợp đồng bảo hiểm
- Điều 17. Nội dung Hợp đồng bảo hiểm
- Điều 18. Hình thức, bằng chứng giao kết HĐBH
- Điều 19. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
- Điều 20. Quyền & nghĩa vụ của DNBH
- Điều 21. Quyền & nghĩa vụ của BMBH
- Điều 22. Trách nhiệm và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin
- Điều 23. Thay đổi mức độ rủi ro
- Điều 24. Giải thích hợp đồng bảo hiểm
- Điều 25. HĐBH vô hiệu
- Điều 26. Đơn phương chấm dứt
- Điều 28. Chuyển giao HĐBH
- Điều 30. Thời hạn yêu cầu bồi thường
- Điều 31. Thời hạn bồi thường
- MỤC 2 – HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM NHÂN THỌ, HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM SỨC KHỎE
- Điều 33. Đối tượng BH
- Điều 34. Quyền lợi có thể được BH
- Điều 35. Thời gian cân nhắc
- Điều 36. Bảo hiểm tạm thời
- Điều 37. Đóng phí BHNT
- Điều 38. Không được yêu cầu người thứ 3 bồi hoàn
- Điều 39. Giao kết HĐBH nhân thọ, HĐBH sức khỏe cho trường hợp chết của người khác
- Điều 40. Trường hợp không phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm
- Điều 41. Chỉ định, thay đổi người thụ hưởng
- Điều 42. HĐBH nhóm
Đây là nền tảng pháp lý cốt lõi cho mọi giao dịch và cam kết giữa doanh nghiệp bảo hiểm và khách hàng. Từ việc hiểu rõ các loại hợp đồng khác nhau (nhân thọ, sức khỏe, tài sản, trách nhiệm…), những nội dung bắt buộc phải có, các điều khoản loại trừ, đến việc xác định quyền và nghĩa vụ của từng bên, hay cách xử lý khi hợp đồng vô hiệu, chấm dứt, thay đổi rủi ro… tất cả đều là kiến thức thiết yếu cho công việc tư vấn và bảo vệ quyền lợi khách hàng của bạn sau này.
Để giúp bạn hệ thống hóa và ôn tập hiệu quả phần kiến thức quan trọng này, bài viết sẽ tổng hợp các câu hỏi trắc nghiệm trọng tâm xoay quanh Chương II – Hợp đồng bảo hiểm, dựa trên ngân hàng câu hỏi ôn thi chính thức. Mỗi câu hỏi đều đi kèm đáp án chính xác và phần trích dẫn/giải thích căn cứ pháp lý cụ thể từ Luật Kinh doanh bảo hiểm 2022.
MỤC 1 – QUY ĐỊNH CHUNG VỀ HỢP ĐỒNG BẢO HIỂM
Điều 15. Hợp đồng bảo hiểm
Theo quy định chung về hợp đồng bảo hiểm. Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ; Hợp đồng bảo hiểm phi nhân thọ.
- Hợp đồng bảo hiểm con người; Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự.
- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, Hợp đồng bảo hiểm tài sản, Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại & Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 15, Khoản 1 liệt kê 5 loại hợp đồng:
- a) Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ;
- b) Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe;
- c) Hợp đồng bảo hiểm tài sản;
- d) Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại;
- đ) Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
Đáp án C trong file PDF thiếu “Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại” và thay “Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm” bằng “Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm dân sự”. Tuy nhiên, vì được highlight trong file gốc, chúng tôi giữ nguyên đáp án này và lưu ý sự khác biệt nhỏ so với điều luật.
Luật kinh doanh bảo hiểm phân loại hợp đồng bảo hiểm theo tiêu chí nào:
- Đối tượng bảo hiểm.
- Số tiền bảo hiểm.
- Giá trị bảo hiểm.
- Thời hạn bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý:
Việc phân loại thành HĐBH nhân thọ (tuổi thọ, tính mạng), sức khỏe (sức khỏe), tài sản (tài sản), thiệt hại (lợi ích kinh tế/nghĩa vụ), trách nhiệm (trách nhiệm dân sự) như tại Điều 15, Khoản 1 và các điều khoản định nghĩa đối tượng (Điều 33, 43, 57) cho thấy tiêu chí phân loại chính là Đối tượng bảo hiểm.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm:
- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ
- Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe
- Hợp đồng bảo hiểm tài sản; Hợp đồng bảo hiểm thiệt hại; Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
- A, B, C đúng
Căn cứ pháp lý: Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 15, Khoản 1 liệt kê đầy đủ 5 loại hợp đồng này.
Chọn phương án đúng nhất về loại hợp đồng bảo hiểm quy định tại Luật kinh doanh bảo hiểm:
- Hợp đồng bảo hiểm sức khỏe.
- Hợp đồng bảo hiểm tài sản
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm
- A, B, C đúng.
Căn cứ pháp lý: Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 15, Khoản 1 liệt kê các loại hợp đồng này trong danh sách 5 loại HĐBH.
Theo luật KDBH, phát biểu nào dưới đây sai:
- HĐBH là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và doanh nghiệp BH, theo đó BMBH phải đóng phí bảo hiểm, DNBH phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng.
- Các loại HĐBH bao gồm: HĐBH nhân thọ, HĐBH sức khỏe, HĐBH tài sản, HĐBH thiệt hại, HĐBH trách nhiệm.
- Trường hợp HĐBH có điều khoản không rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác nhau thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm.
- Doanh nghiệp BH và BMBH được thỏa thuận giao kết một hoặc kết hợp nhiều loại hợp đồng bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý:
Phát biểu C sai. Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 24 quy định:
“Trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác nhau thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm.”
Điều 17. Nội dung Hợp đồng bảo hiểm
Nội dung của hợp đồng bảo hiểm gồm:
- BMBH, NĐBH, Người thụ hưởng, DNBH; Đối tượng BH; STBH; Phạm vi bảo hiểm; Quy tắc điều khoản bảo hiểm; Quyền & nghĩa vụ của DNBH và BMBH; Thời hạn BH; Thời điểm có hiệu lực; Mức phí BH; phương thức đóng phí; Phương thức giải quyết tranh chấp.
- DNBH; Đối tượng BH; STBH; Phạm vi bảo hiểm; Quy tắc điều khoản bảo hiểm; Quyền & nghĩa vụ của DNBH và BMBH; Thời hạn BH; Thời điểm có hiệu lực; Mức phí BH; phương thức đóng phí; Phương thức giải quyết tranh chấp.
- BMBH, NĐBH, Người thụ hưởng, DNBH; Đối tượng BH; STBH; Thời hạn BH; Thời điểm có hiệu lực; Mức phí BH; phương thức đóng phí; Phương thức giải quyết tranh chấp.
- BMBH, NĐBH, Người thụ hưởng, DNBH; Đối tượng BH; STBH; Phạm vi bảo hiểm; Quy tắc điều khoản bảo hiểm; Quyền & nghĩa vụ của DNBH và BMBH; Thời hạn BH.
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 17, Khoản 1 liệt kê các nội dung chủ yếu phải có trong HĐBH.
Phương án A liệt kê đầy đủ và chính xác các nội dung này nhất.
Theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm thân thọ phải có những nội dung nào sau đây:
- Tên, địa chỉ của doanh nghiệp bảo hiểm, bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng.
- Đối tượng bảo hiểm, số tiền bảo hiểm.
- Phạm vi bảo hiểm, điều khoản bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm và thời hạn bảo hiểm.
- A, B, C đúng.
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 17, Khoản 1 quy định các nội dung chủ yếu áp dụng chung cho các loại HĐBH, bao gồm cả HĐBH nhân thọ và sức khỏe (thường được gọi chung là bảo hiểm con người/thân thể).
Các nội dung liệt kê tại A, B, C đều nằm trong danh sách yêu cầu của Điều 17, Khoản 1.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, nội dung nào dưới đây không bắt buộc phải có trong hợp đồng bảo hiểm:
- Bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm, người thụ hưởng (nếu có), doanh nghiệp bảo hiểm hoặc chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài.
- Đối tượng bảo hiểm; Số tiền bảo hiểm hoặc giá trị tài sản được bảo hiểm hoặc giới hạn trách nhiệm bảo hiểm.
- Mức phí bảo hiểm, phương thức đóng phí bảo hiểm; Phương thức bồi thường, trả tiền bảo hiểm; Phương thức giải quyết tranh chấp.
- Thu nhập của bên mua bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 17, Khoản 1 liệt kê các nội dung chủ yếu bắt buộc. Thu nhập của bên mua bảo hiểm không nằm trong danh sách này.
Điều 18. Hình thức, bằng chứng giao kết HĐBH
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là:
- Giấy yêu cầu bảo hiểm, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm, điện báo, telex, fax và các hình thức khác do pháp luật quy định.
- Hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 18:
“Hợp đồng bảo hiểm phải được lập thành văn bản. Bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm là hợp đồng, giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm hoặc hình thức khác theo quy định của pháp luật.”
Điều 19. Điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp bên mua bảo hiểm có lý do chính đáng trong việc chậm thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm, có áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm không:
- Có
- Không
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 19, Khoản 3:
“Trường hợp có sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan dẫn đến bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm thì doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài không được áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm về việc chậm thông báo.”
Theo luật KDBH, doanh nghiệp bảo hiểm không được áp dụng điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm về việc chậm thông báo trong trường hợp nào sau đây:
- Bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm trong mọi trường hợp
- Bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm do có sự kiện bất khả kháng.
- Bên mua bảo hiểm chậm thông báo sự kiện bảo hiểm do có sự kiện trở ngại khách quan
- B, C đúng.
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 19, Khoản 3 nêu rõ hai trường hợp là “sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan”.
Chọn phương án đúng về cách thức quy định về loại trừ bảo hiểm:
- Loại trừ bảo hiểm được tự động thực hiện theo tập quán quốc tế.
- Loại trừ bảo hiểm được áp dụng theo quy tắc, điều khoản bảo hiểm do Hiệp hội bảo hiểm Việt Nam ban hành.
- Loại trừ bảo hiểm được căn cứ theo các điều kiện, điều khoản quy định trong Quy tắc bảo hiểm và các điều khoản sửa đổi, bổ sung (nếu có) kèm theo hợp đồng bảo hiểm.
- A, B, C đúng.
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15,
- Điều 19, Khoản 1 và 2 yêu cầu điều khoản loại trừ phải được “quy định rõ trong hợp đồng bảo hiểm” và phải được giải thích rõ ràng cho bên mua.
- Điều 17, Khoản 1, Điểm d cũng yêu cầu HĐBH phải có “quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm”.
Do đó, các loại trừ phải được quy định cụ thể trong hợp đồng và các tài liệu kèm theo.
Điều 20. Quyền & nghĩa vụ của DNBH
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền:
- Thu phí bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm
- Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Bảo mật thông tin do bên mua bảo hiểm, người được bảo hiểm cung cấp.
- A, B đúng.
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 20, Khoản 1, Điểm a và b liệt kê các quyền này.
Đáp án C (bảo mật thông tin) là nghĩa vụ của DNBH quy định tại Khoản 2, Điểm i.
Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp:
- Sự kiện bảo hiểm xảy ra không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Sự kiện bảo hiểm xảy ra thuộc các trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn nộp phí bảo hiểm.
- A, B đúng.
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 20, Khoản 1, Điểm d quy định DNBH có quyền “Từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm…”.
Trường hợp C (sự kiện xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí), DNBH vẫn phải trả tiền bảo hiểm (có thể khấu trừ phí còn nợ) theo Điều 27, Khoản 1b và Điều 37, Khoản 2.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án sai về quyền của doanh nghiệp bảo hiểm:
- Bồi thường cho người được bảo hiểm những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý:
Phương án A là nghĩa vụ của DNBH, quy định tại Điều 20, Khoản 2, Điểm đ.
Các phương án B, C, D là các quyền của DNBH quy định tại Điều 20, Khoản 1.
Chọn đáp án sai về Nghĩa vụ của Doanh nghiệp bảo hiểm:
- Cung cấp cho BMBH bản yêu cầu BH, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm.
- Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho BMBH về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ bảo hiểm, quyền & nghĩa vụ của BMBH khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Yêu cầu DNBH bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Cung cấp hóa đơn thu phí bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm và quy định của pháp luật có liên quan.
Căn cứ pháp lý:
Phương án C là quyền của Bên mua bảo hiểm, quy định tại Điều 21, Khoản 1, Điểm e.
Các phương án A, B, D là nghĩa vụ của DNBH quy định tại Điều 20, Khoản 2.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phương án nào không phải là quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
- Thông báo những trường hợp làm tăng rủi ro của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm.
- Giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý:
Phương án A là nghĩa vụ của Bên mua bảo hiểm, quy định tại Điều 21, Khoản 2, Điểm d (“Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm… những trường hợp có thể làm tăng rủi ro…”).
Các phương án B, C, D là quyền hoặc nghĩa vụ của DNBH quy định tại Điều 20.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây sai về quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm không được áp dụng loại trừ trách nhiệm bảo hiểm về việc chậm thông báo trong mọi trường hợp
- A, B đúng.
Căn cứ pháp lý:
Phát biểu C sai. Theo Điều 19, Khoản 3, DNBH chỉ không được áp dụng loại trừ về chậm thông báo nếu việc chậm trễ là do “sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan”.
Trong các trường hợp chậm thông báo khác không có lý do chính đáng, DNBH vẫn có thể áp dụng điều khoản loại trừ (hoặc giảm trừ bồi thường theo Điều 46 đối với BH tài sản/thiệt hại nếu có quy định).
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có nghĩa vụ:
- Giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm; quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Giải thích bằng văn bản lý do từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm.
- A, B, C đúng.
Căn cứ pháp lý: Các phương án A, B, C đều là nghĩa vụ của DNBH được liệt kê tại Điều 20, Khoản 2 (Điểm b, đ, e).
Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền và nghĩa vụ:
- Có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến việc giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Có quyền thu phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Có nghĩa vụ giải thích rõ ràng, đầy đủ cho bên mua bảo hiểm về quyền lợi bảo hiểm, điều khoản loại trừ trách nhiệm bảo hiểm, quyền và nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- A, B, C đúng.
Căn cứ pháp lý:
- A và B là quyền của DNBH (Điều 20, Khoản 1, Điểm b và a).
- C là nghĩa vụ của DNBH (Điều 20, Khoản 2, Điểm b).
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
- Giải thích cho bên mua bảo hiểm về điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.
- Yêu cầu bên mua bảo hiểm cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến giao kết hợp đồng
- Phối hợp với bên mua bảo hiểm để giải quyết yêu cầu của người thứ ba đòi bồi thường về những thiệt hại thuộc trách nhiệm bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- A, B đúng.
- A, C đúng.
Căn cứ pháp lý:
- A là nghĩa vụ (Điều 20, Khoản 2, Điểm b).
- C là nghĩa vụ (Điều 20, Khoản 2, Điểm g).
- B là quyền của DNBH (Điều 20, Khoản 1, Điểm b).
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án sai về nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
- Từ chối trả tiền bảo hiểm cho người thụ hưởng hoặc từ chối bồi thường cho người được bảo hiểm trong trường hợp không thuộc phạm vi trách nhiệm bảo hiểm hoặc trường hợp loại trừ trách nhiệm bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Cấp cho bên mua bảo hiểm giấy chứng nhận bảo hiểm, đơn bảo hiểm ngay sau khi giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Giải thích cho bên mua bảo hiểm về các điều kiện, điều khoản bảo hiểm; quyền, nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm.
- Trả tiền bảo hiểm kịp thời cho người thụ hưởng hoặc bồi thường cho người được bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý:
- Phương án A là quyền của DNBH (Điều 20, Khoản 1, Điểm d).
- Các phương án B, C, D là nghĩa vụ của DNBH (Điều 20, Khoản 2).
Trường hợp sự kiện bảo hiểm xảy ra trong thời gian gia hạn đóng phí và bên mua bảo hiểm chưa đóng đủ phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có trách nhiệm chi trả quyền lợi bảo hiểm, Phát biểu trên là:
- Đúng.
- Sai.
Căn cứ pháp lý:
Điều 37, Khoản 2 quy định thời gian gia hạn đóng phí là 60 ngày.
Điều 27, Khoản 1b (đối với BHNT, BHSK) và Khoản 1c (đối với các loại hình khác) đều quy định DNBH có trách nhiệm chi trả quyền lợi khi sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm chấm dứt hợp đồng (do hết hạn gia hạn đóng phí) và có quyền khấu trừ phí còn thiếu.
Chọn phương án đúng về quyền, nghĩa vụ của doanh nghiệp bảo hiểm:
- Có quyền thay đổi người thụ hưởng bảo hiểm.
- Có trách nhiệm điền thông tin vào giấy yêu cầu bảo hiểm.
- Trực tiếp chi trả hoa hồng bảo hiểm cho người được bảo hiểm.
- Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Luật Kinh doanh bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý:
- Phương án D là nghĩa vụ của DNBH (Điều 20, Khoản 2, Điểm c).
- Phương án A là quyền của BMBH (có điều kiện).
- Phương án B là trách nhiệm của BMBH (kê khai trung thực).
- Phương án C sai (hoa hồng trả cho đại lý/môi giới).
Điều 21. Quyền & nghĩa vụ của BMBH
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền:
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp bản yêu cầu bảo hiểm, bảng câu hỏi liên quan đến rủi ro được bảo hiểm, đối tượng bảo hiểm, quy tắc, điều kiện, điều khoản bảo hiểm và giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm.
- Hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm cố ý cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi xảy ra sự kiện bảo hiểm
- A, B, C đúng.
Căn cứ pháp lý:
Các phương án A, B, C đều là quyền của Bên mua bảo hiểm (BMBH) được liệt kê tại Điều 21, Khoản 1 (Điểm b, e, đ).
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền:
- Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp cho bên mua bảo hiểm bằng chứng giao kết hợp đồng bảo hiểm
- Từ chối cung cấp thông tin có liên quan đến việc giao kết và thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
- A, B đúng.
Căn cứ pháp lý:
- Phương án A là quyền của BMBH (Điều 21, Khoản 1, Điểm g; Điều 28).
- Phương án B là nghĩa vụ của DNBH.
- Phương án C sai vì BMBH có nghĩa vụ cung cấp thông tin trung thực (Điều 21, Khoản 2, Điểm a).
Khi giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền và nghĩa vụ:
- Có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giải thích các điều kiện, điều khoản bảo hiểm
- Có nghĩa vụ kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm
- Có nghĩa vụ đóng phí bảo hiểm đầy đủ, đúng hạn theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm
- A, B, C đúng
Căn cứ pháp lý:
- A là quyền của BMBH (Điều 21, Khoản 1, Điểm b).
- B và C là nghĩa vụ của BMBH (Điều 21, Khoản 2, Điểm a và c).
Trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có nghĩa vụ:
- Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc giảm rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Thông báo cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc xảy ra sự kiện bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Áp dụng các biện pháp đề phòng, hạn chế tổn thất theo quy định của pháp luật.
- A, B, C đúng.
Căn cứ pháp lý: Các phương án A, B, C đều là nghĩa vụ của BMBH được liệt kê tại Điều 21, Khoản 2 (Điểm d, đ, e).
Bên mua bảo hiểm không có nghĩa vụ:
- Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Đọc và hiểu rõ điều kiện điều khoản BH quyền nghĩa vụ của BMBH khi giao kết HĐBH và nội dung khác của HĐBн.
- Thanh toán các khoản chi phí liên quan đến việc đánh giá rủi ro được bảo hiểm.
- Áp dụng các biện pháp đề phòng hạn chế tổn thất theo quy định của Pháp luật.
Giải thích:
Nghĩa vụ A, B, D được quy định tại Điều 21, Khoản 2.
Chi phí đánh giá rủi ro ban đầu (thẩm định) thường do DNBH chịu như một phần chi phí hoạt động kinh doanh, không phải là nghĩa vụ của BMBH trừ khi có thỏa thuận đặc biệt.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án sai về nghĩa vụ của bên mua bảo hiểm:
- Đóng phí bảo hiểm đầy đủ theo thời hạn và phương thức đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Kê khai đầy đủ, trung thực mọi thông tin có liên quan đến hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm theo yêu cầu của doanh nghiệp bảo hiểm.
- Lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm có đủ năng lực tài chính để chi trả quyền lợi bảo hiểm
Căn cứ pháp lý:
Phương án D là quyền lựa chọn của BMBH (Điều 21, Khoản 1, Điểm a), không phải là một nghĩa vụ pháp lý.
Các phương án A, B, C là nghĩa vụ của BMBH (Điều 21, Khoản 2).
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào sau đây sai:
- Bên mua bảo hiểm là tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.
- Bên mua bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm phù hợp với từng loại hợp đồng bảo hiểm theo quy định của Luật Kinh doanh bảo hiểm.
- Bên mua bảo hiểm là cá nhân được người thụ hưởng chỉ định để đóng phí bảo hiểm theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Bên mua bảo hiểm có quyền lựa chọn doanh nghiệp bảo hiểm để giao kết hợp đồng bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý:
Phát biểu C sai. Bên mua bảo hiểm là người giao kết hợp đồng và đóng phí (Điều 4, Khoản 24), không phải do người thụ hưởng chỉ định để đóng phí.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm là:
- Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.
- Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với đại lý bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.
- Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp môi giới bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.
- Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng bảo hiểm với doanh nghiệp tái bảo hiểm và đóng phí bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 4, Khoản 24 định nghĩa BMBH giao kết hợp đồng với “doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài, tổ chức tương hỗ cung cấp bảo hiểm vi mô”.
Điều 22. Trách nhiệm và hậu quả pháp lý do vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng và được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng trong trường hợp nào sau đây:
- Doanh nghiệp bảo hiểm cố ý không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- A, B đúng.
- A, B sai.
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 22, Khoản 3 quy định:
“Trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm… cố ý không thực hiện nghĩa vụ cung cấp thông tin hoặc cung cấp thông tin sai sự thật nhằm giao kết hợp đồng bảo hiểm thì bên mua bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm, được hoàn lại phí bảo hiểm đã đóng.”
Điều 23. Thay đổi mức độ rủi ro
Nếu có sự thay đổi giảm mức độ rủi ro làm thay đổi những yếu tố làm cơ sở tính phí thì BMBH có quyền yêu cầu DNBH.
- Giảm phí BH
- Tăng STBH
- A và B đúng
- A và B sai
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 23, Khoản 1, Điểm a quy định BMBH có quyền yêu cầu “Giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm”.
Các điểm khác cũng liệt kê các quyền khác như tăng STBH, kéo dài thời hạn, mở rộng phạm vi.
Nếu có sự thay đổi giảm mức độ rủi ro làm thay đổi những yếu tố làm cơ sở tính phí thì BMBH có quyền yêu cầu DNBH:
- Giảm phí BH cho thời gian còn lại của HĐBH
- Tăng STBH cho thời gian còn lại của HĐBH
- Tăng thời hạn BH hoặc tăng phạm vi BH cho thời gian còn lại của HĐBH
- Cả A, B và C đúng
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 23, Khoản 1 liệt kê các quyền yêu cầu của BMBH khi rủi ro giảm, bao gồm:
- Giảm phí bảo hiểm;
- Tăng số tiền bảo hiểm;
- Kéo dài thời hạn bảo hiểm;
- Mở rộng phạm vi bảo hiểm.
Đáp án C gộp chung việc tăng thời hạn và tăng phạm vi. Đáp án D (Cả A, B, C đúng) bao hàm các quyền này.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến giảm các rủi ro được bảo hiểm, căn cứ thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm:
- Có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
- Có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm giảm số tiền bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm.
- Không có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm kéo dài thời hạn bảo hiểm.
- Có quyền yêu cầu doanh nghiệp bảo hiểm rút ngắn thời hạn bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 23, Khoản 1, Điểm a. Các phương án khác không chính xác hoặc trái với các quyền được liệt kê tại Khoản 1.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, khi có sự thay đổi những yếu tố làm cơ sở để tính phí bảo hiểm dẫn đến tăng các rủi ro được bảo hiểm, căn cứ thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm:
- Có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm
- Không có quyền tính lại phí bảo hiểm cho thời gian còn lại của hợp đồng bảo hiểm
- Có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và không cần thông báo ngay bằng văn bản cho bên mua bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 23, Khoản 3, Điểm a.
- Phương án B sai.
- Phương án C sai vì DNBH có quyền đơn phương chấm dứt nếu BMBH không chấp nhận yêu cầu thay đổi, nhưng phải thông báo bằng văn bản (Điều 23, Khoản 4).
Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trường hợp bên mua bảo hiểm cung cấp sai tuổi (không cố ý) của người được bảo hiểm làm giảm số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì:
- Doanh nghiệp bảo hiểm trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm hoàn phí bảo hiểm cho bên mua sau khi đã trừ các khoản chi phí hợp lý.
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền yêu cầu bên mua bảo hiểm đóng phí bảo hiểm bổ sung tương ứng với số tiền bảo hiểm hoặc giảm số tiền bảo hiểm tương ứng với số phí đã đóng theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
Giải thích:
Luật KDBH 08/2022/QH15 không còn điều khoản cụ thể xử lý việc sai tuổi như Luật cũ.
Tuy nhiên, việc xử lý này thường được quy định trong quy tắc điều khoản sản phẩm dựa trên nguyên tắc công bằng và trung thực.
Việc điều chỉnh phí hoặc quyền lợi (STBH) cho phù hợp với tuổi đúng là cách xử lý phổ biến và hợp lý khi sai sót không cố ý và tuổi đúng vẫn nằm trong độ tuổi được bảo hiểm.
Trong hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, trường hợp bên mua bảo hiểm thông báo sai tuổi (không cố ý) của người được bảo hiểm làm tăng số phí bảo hiểm phải đóng, nhưng tuổi đúng của người được bảo hiểm thuộc nhóm tuổi có thể được bảo hiểm thì:
- Doanh nghiệp bảo hiểm phải hoàn trả cho bên mua bảo hiểm số phí bảo hiểm vượt trội đã đóng hoặc tăng số tiền bảo hiểm đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm tương ứng với số phí bảo hiểm đã đóng.
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm hoàn trả số phí bảo hiểm đã đóng cho bên mua bảo hiểm sau khi đã trừ các chi phí hợp lý.
- Doanh nghiệp bảo hiểm trả cho bên mua bảo hiểm giá trị hoàn lại của hợp đồng bảo hiểm.
Giải thích:
Tương tự câu trên, Luật KDBH 08/2022/QH15 không có điều khoản cụ thể. Cách xử lý A là phù hợp với nguyên tắc công bằng và thông lệ, thường được quy định trong quy tắc điều khoản sản phẩm.
Điều 24. Giải thích hợp đồng bảo hiểm
Phát biểu sau là đúng hay sai: “Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác nhau thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho doanh nghiệp bảo hiểm”
- Đúng
- Sai
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 24: “…điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm.”
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác nhau thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho đối tượng nào sau đây:
- Doanh nghiệp bảo hiểm.
- Bên mua bảo hiểm.
- Bên thứ ba.
- Tùy từng trường hợp.
Căn cứ pháp lý: Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 24.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác nhau thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho:
- Bên mua bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm.
- A, B đúng.
- A, B sai.
Căn cứ pháp lý: Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 24.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu nào dưới đây đúng:
- Các loại hợp đồng bảo hiểm bao gồm: hợp đồng bảo hiểm ngắn hạn, hợp đồng bảo hiểm dài hạn.
- Hợp đồng bảo hiểm là sự thỏa thuận giữa bên mua bảo hiểm và đại lý bảo hiểm.
- Trường hợp hợp đồng bảo hiểm có điều khoản không rõ ràng dẫn đến có cách hiểu khác nhau thì điều khoản đó được giải thích theo hướng có lợi cho bên mua bảo hiểm.
- A, C đúng.
Căn cứ pháp lý:
- Phát biểu C đúng theo Điều 24.
- Phát biểu A sai (phân loại theo Điều 15).
- Phát biểu B sai (HĐBH là giữa BMBH và DNBH – Điều 4, Khoản 16).
Điều 25. HĐBH vô hiệu
Chọn phương án sai về trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu:
- BMBH không đóng phí BH hoặc không đóng đủ phí BH theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí.
- HĐBH được giao kết do bị đe doa cưỡng ép
- Tại thời điểm giao kết HĐBH, BMBH biết sự kiện BH đã xảy ra.
- BMBH không nhận thức và làm chủ được hành vi của minh khi giao kết HĐBH
Căn cứ pháp lý:
Việc không đóng phí (A) dẫn đến quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng của DNBH theo Điều 26, Khoản 1, chứ không làm hợp đồng vô hiệu ngay từ đầu.
Các trường hợp B, C, D là các căn cứ làm HĐBH vô hiệu được quy định tại Điều 25, Khoản 1.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu trong trường hợp nào sau đây:
- Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
- Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm
- Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm.
- B, C đúng
- A, B, C đúng
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 25, Khoản 1, Điểm b và a lần lượt nêu trường hợp B và C là căn cứ làm HĐBH vô hiệu. Trường hợp A là ngược lại với căn cứ tại Điểm c.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp bên mua bảo hiểm có hành vi lừa dối khi giao kết hợp đồng bảo hiểm (trừ trường hợp bên mua bảo hiểm vi phạm nghĩa vụ cung cấp thông tin) thì:
- Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu. Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại phải bồi thường.
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí đến thời điểm phát hiện ra hành vi lừa dối của bên mua bảo hiểm.
- Doanh nghiệp bảo hiểm có quyền hủy bỏ hợp đồng bảo hiểm.
- A, B, C đúng
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 25, Khoản 1, Điểm h quy định HĐBH vô hiệu do bị lừa dối.
Khoản 2 quy định hậu quả pháp lý của HĐBH vô hiệu là “hợp đồng không có hiệu lực từ thời điểm giao kết. Doanh nghiệp bảo hiểm… và bên mua bảo hiểm hoàn trả cho nhau những gì đã nhận. Bên có lỗi gây thiệt hại thì phải bồi thường.”
Phương án A phản ánh đúng hậu quả này.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng về trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu:
- Doanh nghiệp bảo hiểm và bên mua bảo hiểm giao kết hợp đồng bảo hiểm giả tạo.
- Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
- Đại lý bảo hiểm không nộp phí bảo hiểm đã thu của bên mua bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm.
- A, B, C đúng.
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 25, Khoản 1, Điểm đ. Phương án B ngược với Điểm c. Phương án C không phải căn cứ làm HĐBH vô hiệu.
Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu khi:
- Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm không biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
- Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm
- Hợp đồng bảo hiểm được giao kết do bị đe dọa, cưỡng ép.
- B, C đúng
- A, B, C đúng
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 25, Khoản 1, Điểm b và i. Phương án A ngược với Điểm c.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, phát biểu: “Hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng” là:
- Đúng.
- Sai.
Căn cứ pháp lý: Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 25, Khoản 1, Điểm a.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong quá trình thực hiện hợp đồng, hợp đồng bảo hiểm vô hiệu do bên mua bảo hiểm không còn “Quyền lợi có thể được bảo hiểm” là:
- Đúng.
- Sai.
Giải thích:
Điều 25 Luật KDBH 08/2022/QH15 quy định các trường hợp HĐBH vô hiệu dựa trên các yếu tố tại thời điểm giao kết.
Việc mất quyền lợi có thể được bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng không làm hợp đồng vô hiệu ngay từ đầu.
Tùy thuộc vào loại hợp đồng và điều khoản, việc này có thể dẫn đến chấm dứt hợp đồng hoặc các hậu quả pháp lý khác, nhưng không phải là vô hiệu theo Điều 25.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án sai về trường hợp hợp đồng bảo hiểm vô hiệu:
- Bên mua bảo hiểm không có quyền lợi có thể được bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Không có đối tượng bảo hiểm tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm.
- Tại thời điểm giao kết hợp đồng bảo hiểm, bên mua bảo hiểm biết sự kiện bảo hiểm đã xảy ra.
- Đại lý bảo hiểm không nộp phí bảo hiểm đã thu của bên mua bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý:
Các phương án A, B, C là các căn cứ làm HĐBH vô hiệu theo Điều 25, Khoản 1.
Phương án D là hành vi vi phạm của đại lý, có thể dẫn đến trách nhiệm của DNBH đối với BMBH và trách nhiệm của đại lý đối với DNBH, nhưng không phải là căn cứ làm HĐBH giữa BMBH và DNBH vô hiệu theo Điều 25.
Điều 26. Đơn phương chấm dứt
Hợp đồng bảo hiểm chấm dứt trong trường hợp nào sau đây:
- Bên mua bảo hiểm không đóng hoặc không đóng phí bảo hiểm theo thời hạn, không đóng đủ phí BH trong thời gian gia hạn đóng phí đã thoả thuận trong HĐBH.
- DNBH hoặc BMBH không chấp nhận các yêu cầu của bên còn lại khi rủi ro bảo hiểm có thể thay đổi. Khi đó DNBH phải hoàn phí bảo hiểm đã đóng cho thời gian còn lại của HĐBH và trả tiền bảo hiểm nếu sự kiện bảo hiểm xảy ra trước thời điểm chấm dứt.
- BMBH không đồng ý chuyển giao danh mục HĐBH. Khi đó, BMBH được nhận lại GTHL hoặc phí bảo hiểm đã đóng tương ứng với thời gian còn lại của HĐ
- Cả A, B, C
Căn cứ pháp lý:
Các trường hợp A, B, C đều là các căn cứ dẫn đến quyền đơn phương chấm dứt HĐBH được quy định tại Điều 26 (Khoản 1, Khoản 2, Khoản 4).
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm trong trường hợp nào sau đây:
- Bên mua bảo hiểm không đồng ý chuyển giao danh mục hợp đồng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- Bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí.
- Người được bảo hiểm không thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn cho đối tượng bảo hiểm theo quy định của pháp luật.
- A, B, C đúng.
Căn cứ pháp lý:
Điều 26 liệt kê các trường hợp DNBH hoặc BMBH có quyền đơn phương chấm dứt. Cụ thể:
- Khoản 1 (không đóng phí) là quyền của DNBH (và cả BMBH có thể chọn không đóng tiếp).
- Khoản 2 (không chấp nhận thay đổi rủi ro) là quyền của cả hai bên.
- Khoản 3 (không đảm bảo an toàn) là quyền của DNBH.
- Khoản 4 (không đồng ý chuyển giao danh mục) là quyền của BMBH.
Do đó, cả A, B và C là các trường hợp DNBH có quyền đơn phương chấm dứt.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm do bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí, bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng đủ phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm. Quy định này được áp dụng đối với:
- Hợp đồng bảo hiểm trách nhiệm.
- Hợp đồng bảo hiểm tài sản.
- Hợp đồng bảo hiểm nhân thọ (trừ hợp đồng bảo hiểm nhóm).
- A, B đúng
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 27, Khoản 1, Điểm a quy định BMBH vẫn phải đóng phí đến thời điểm chấm dứt, nhưng ngay sau đó nêu rõ: “Quy định này không áp dụng đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe, trừ hợp đồng bảo hiểm nhóm”.
Do đó, quy định này áp dụng cho các loại hợp đồng còn lại, bao gồm HĐBH tài sản và HĐBH trách nhiệm.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, hậu quả của việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, hợp đồng bảo hiểm sức khỏe (trừ hợp đồng bảo hiểm nhóm) trong trường hợp bên mua bảo hiểm không đóng phí bảo hiểm hoặc không đóng đủ phí bảo hiểm theo thời hạn thỏa thuận hoặc sau thời gian gia hạn đóng phí:
- Bên mua bảo hiểm vẫn phải đóng phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
- Bên mua bảo hiểm không phải đóng phí bảo hiểm đến thời điểm đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 27, Khoản 1, Điểm a nêu rõ việc loại trừ áp dụng nghĩa vụ đóng phí đến thời điểm chấm dứt đối với HĐBH nhân thọ và HĐBH sức khỏe (trừ HĐ nhóm).
Điều 28. Chuyển giao HĐBH
Phát biểu nào sau đây là đúng về việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm?
- Bên mua bảo hiểm có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm. Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, việc chuyển giao phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm hoặc người đại diện theo pháp luật của người được bảo hiểm.
- Bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao.
- Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản và được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đồng ý bằng văn bản, trừ trường hợp việc chuyển giao được thực hiện theo tập quán quốc tế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- A, B, C đúng
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 28.
- Khoản 1 quy định quyền chuyển giao và điều kiện đồng ý của NĐBH đối với BHNT.
- Khoản 2 quy định điều kiện của bên nhận chuyển giao.
- Khoản 3 quy định về hiệu lực của việc chuyển giao.
Chọn phương án đúng nhất về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm:
- Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải được thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
- Bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao.
- Bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm và được doanh nghiệp bảo hiểm chấp thuận bằng văn bản, trừ trường hợp việc chuyển giao được thực hiện theo tập quán quốc tế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- B, C đúng.
Căn cứ pháp lý:
- Phương án B đúng theo Điều 28, Khoản 2.
- Phương án C đúng theo Điều 28, Khoản 3.
- Phương án A không hoàn toàn đúng vì chuyển giao là quyền theo luật (Điều 28, Khoản 1), không nhất thiết phải được thỏa thuận trước trong hợp đồng.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, chọn phương án đúng nhất về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm:
- Bên mua bảo hiểm có quyền chuyển giao hợp đồng bảo hiểm.
- Đối với hợp đồng bảo hiểm nhân thọ, việc chuyển giao phải được sự đồng ý bằng văn bản của người được bảo hiểm hoặc người đại diện theo pháp luật của người được bảo hiểm.
- Bên nhận chuyển giao hợp đồng bảo hiểm phải có quyền lợi có thể được bảo hiểm, được kế thừa quyền và nghĩa vụ của bên chuyển giao.
- A, B, C đúng
Căn cứ pháp lý: Các phát biểu A, B, C đều đúng theo quy định tại Điều 28, Khoản 1, 2, 3.
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, việc chuyển giao Hợp đồng bảo hiểm của BMBH (trừ trường hợp được thực hiện theo tập quán quốc tế) chỉ có hiệu lực khi:
- Bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm
- Doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm theo thông báo của bên mua bảo hiểm.
- Cả A và B
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 28, Khoản 3 yêu cầu cả việc BMBH thông báo bằng văn bản và DNBH đồng ý bằng văn bản (trừ ngoại lệ).
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm (trừ trường hợp việc chuyển giao được thực hiện theo tập quán quốc tế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm) chỉ có hiệu lực khi:
- Bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản
- Được doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài đồng ý bằng văn bản
- A, B đúng
- A, B sai
Căn cứ pháp lý: Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 28, Khoản 3.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, việc chuyển nhượng hợp đồng bảo hiểm chỉ có hiệu lực khi:
- Bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó.
- Bên mua bảo hiểm thông báo bằng văn bản cho doanh nghiệp bảo hiểm về việc chuyển nhượng và doanh nghiệp bảo hiểm có văn bản chấp thuận việc chuyển nhượng đó trừ trường hợp việc chuyển nhượng được thực hiện theo tập quán quốc tế.
- Việc chuyển nhượng hợp đồng được tự động thực hiện theo thỏa thuận tại hợp đồng bảo hiểm.
- A, B đúng
- A, C đúng
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 28, Khoản 3 nêu rõ điều kiện thông báo và chấp thuận, đồng thời có “trừ trường hợp việc chuyển giao được thực hiện theo tập quán quốc tế hoặc theo thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm”. Phương án B bao gồm yếu tố “tập quán quốc tế”.
Điều 30. Thời hạn yêu cầu bồi thường
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm là:
- 6 tháng kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- 02 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- 03 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý: Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 30, Khoản 1.
Theo luật KDBH, thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm là:
- 6 tháng (Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm)
- 1 năm (Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm)
- 2 năm (Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm)
- 3 năm (Thời gian xảy ra sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan không tính vào thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm)
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 30, Khoản 1 quy định thời hạn là 01 năm và Khoản 2 quy định loại trừ thời gian bất khả kháng/trở ngại khách quan.
Trong trường hợp bên mua bảo hiểm chứng minh được rằng họ không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thi thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường là:
- 1 năm kể từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm
- 1 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm
- 2 năm từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm
- 2 năm kể từ ngày bên mua bảo hiểm biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 30, Khoản 2 quy định:
“Trường hợp người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng chứng minh được rằng không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn quy định tại khoản 1 Điều này được tính từ ngày người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó.” (Thời hạn vẫn là 01 năm, tính từ ngày biết).
(Lưu ý: Câu hỏi dùng “bên mua bảo hiểm” thay vì “người được bảo hiểm/người thụ hưởng” như trong luật, nhưng đáp án A phản ánh đúng thời hạn 1 năm kể từ ngày biết).
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, trường hợp người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng chứng minh được rằng không biết thời điểm xảy ra sự kiện bảo hiểm thì thời hạn nộp hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm là:
- 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- 02 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- 01 năm tính từ ngày người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó
- 02 năm tính từ ngày người được bảo hiểm hoặc người thụ hưởng biết việc xảy ra sự kiện bảo hiểm đó
Căn cứ pháp lý: Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 30, Khoản 2.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường bảo hiểm theo hợp đồng bảo hiểm là:
- 01 năm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- 01 năm kể từ ngày người được bảo hiểm thông báo cho DNBH về sự kiện bảo hiểm.
- A, B đúng.
Căn cứ pháp lý: Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 30, Khoản 1 quy định thời hạn 01 năm tính từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
Điều 31. Thời hạn bồi thường
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, thời gian 15 ngày là quy định về thời hạn nào trong những thời hạn dưới đây.
- Thời hạn yêu cầu trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường theo hợp đồng bảo hiểm kể từ ngày xảy ra sự kiện bảo hiểm.
- Thời hạn doanh nghiệp bảo hiểm phải trả tiền bảo hiểm hoặc bồi thường kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ và yêu cầu trả tiền ảo hiểm hoặc bồi thường (trừ trường hợp có thỏa thuận khác về thời hạn trong hợp đồng bảo hiểm)
- Thời hiệu khởi kiện về hợp đồng bảo hiểm kể từ ngày pháp sinh tranh chấp.
Căn cứ pháp lý: Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 31, Khoản 1.
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn bồi thường, trả tiền bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm trong thời hạn bao nhiêu ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm:
- 15 ngày.
- 30 ngày
- 45 ngày
- 60 ngày
Căn cứ pháp lý: Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 31, Khoản 1.
Theo Luật kinh doanh bảo hiểm, thời hạn phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm cho bên mua bảo hiểm kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm (trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn bồi thường, trả tiền bảo hiểm) là:
- 15 ngày.
- 30 ngày
- 45 ngày
- 60 ngày
Căn cứ pháp lý: Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 31, Khoản 1.
Theo Luật Kinh doanh bảo hiểm, khi xảy ra sự kiện bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải bồi thường, trả tiền bảo hiểm:
- Theo thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng bảo hiểm.
- Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ hợp lệ về yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm (trường hợp không có thỏa thuận về thời hạn).
- A, B đúng.
Căn cứ pháp lý:
Luật KDBH 08/2022/QH15, Điều 31, Khoản 1 bao gồm cả hai trường hợp: có thỏa thuận và không có thỏa thuận về thời hạn.